Chiều 23/10,ầnxácđịnhthờigianvậnhànhcáctuyếnđườngsắtđôthịmáy sấy thực phẩm thẩm tra đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói ngoài tuyến Cát Linh - Hà Đông đã đưa vào sử dụng, các tuyến khác cần làm rõ tiến độ. Cụ thể là tuyến Nhổn - ga Hà Nội (11,5 km); ga Hà Nội - Hoàng Mai (8,5 km); Văn Cao - Hòa Lạc (38,4 km); Bến Thành - Suối Tiên (19,7 km); Bến Thành - Tham Lương (11,2 km).
Theo Ủy ban Kinh tế, tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại còn chậm. Các dự án quan trọng quốc gia gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, khó hoàn thành kế hoạch. Việc kết nối hạ tầng đô thị tại Hà Nội, TP HCM bất cập dẫn đến ùn tắc giao thông, ngập úng, thiếu nước cục bộ và gánh nặng hạ tầng xã hội.
Báo cáo trước đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết thời gian tới sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là công trình giao thông trọng điểm; hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược như cao tốc Bắc Nam và Đông Tây; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Theo quy hoạch đến năm 2030, Thủ đô sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, ngầm 75 km. Hiện chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại sau 10 năm xây dựng.
Năm tuyến khác đang triển khai. Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác đoạn trên cao cuối năm 2022 nhưng lỡ hẹn, toàn tuyến khánh thành năm 2027; tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang đề xuất điều chỉnh ga tổng mặt bằng ga C9, cạnh Hồ Gươm.
Hai tuyến số 3 ga Hà Nội đến Hoàng Mai và tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc được thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật.
Thành phố cũng đã giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) chuẩn bị các tuyến còn lại gồm: Nam Thăng Long - Nội Bài; Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; Cổ Nhuế - Vành Đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá.
Tại TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên là dự án đường sắt đô thị đầu tiên khởi công cách đây 10 năm, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Tuyến đường dài gần 20 km, từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP Thủ Đức), với 3 ga ngầm, 11 ga trên cao. Dự kiến toàn tuyến hoàn thành, đưa vào khai thác cuối năm 2023.
Tuyến metro Bến Thành - Tham Lương tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng, đã lùi thời gian hoàn thành đến năm 2030, thay vì 2026 như kế hoạch.